Trong khi thị trường hàng giả, hàng nhái ngày càng khó kiểm soát thì việc hiểu rõ thế nào là hàng giả và cách nhận biết để phân biệt cũng như có biện pháp phòng tránh là điều cần thiết.
Hàng giả, hàng nhái là gì?
Hàng giả, hàng nhái là những sản phẩm được sản xuất ra không đúng quy định nhưng có hình dáng giống với những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng người tiêu dùng có thể nhận biết qua mẫu mã, giá cả và đặc biệt nguy hiểm là sự phong phú cả về chủng loại. Hàng giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đến doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điển hình là ngành thực phẩm và dược phẩm.
Hàng loạt các trường hợp gây tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng liên quan đến đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh… giả, kém chất lượng khiến bệnh tật thi nhau “nảy nở”, phát triển trong cơ thể những khách hàng nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.
Phân loại hàng giả, hàng nhái
Hàng giả, hàng nhái được làm giả theo nhiều hình thức khác nhau trong đó có 4 loại cơ bản gồm:
- Giả về chất lượng và công dụng: Là những loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
- Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Đây là dạng làm giả hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương hiệu khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn và bao bì sản phẩm.
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ: Là tình trạng hàng hóa bị nhưng gắn nhãn trùng với sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp. Những dấu hiệu này trùng hoặc khó phân với với sản phẩm hãng, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp. Hàng hóa sao chép lậu không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
- Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa: Bao gồm việc làm giả các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống hàng giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ doanh nghiệp, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Thông thường đối với những sản phẩm làm giả thường được làm giả chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả trên.
Những lưu ý khi mua hàng bạn nên biết
Hàng giả, hàng nhái ngày càng được sản xuất tinh vi, gần giống như hàng thật nên rất khó nhận biết. Và tùy vào những loại sản phẩm mà có cách nhận biết khác nhau. Thường thì các nhà sản xuất sẽ đưa ra một số dấu hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt với hàng giả nhưng ở thời điểm khác nhau khi mẫu mã thay đổi thì cách nhận biết cũng thay đổi theo.
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhất giúp phân biệt hàng hóa thật giả chính là tem chống hàng giả – dù những chiếc tem có làm giả tinh vi đến cỡ nào thì vẫn không thể phải là hàng thật và luôn có điểm khác biệt giúp bạn nhận biết.
Thứ hai: Đừng vì tiếc tiền mà ham rẻ, tiền nào của đó là vì thế. Trước khi quyết định mua bạn hãy xem xét thật kỹ giá cả của sản phẩm, giá thành chênh lệch quá nhiều so với sản phẩm khả năng đó là hàng kém chất lượng.
Thứ 3: Mẫu mã hàng nhái dù có sắc sảo hay tinh vi kiểu nào vẫn không thể nào y như thật, luôn có điểm giúp người tiêu dùng nhận biết hàng giả, hàng nhái. Thường thì nhà sản xuất sẽ giúp bạn nhận biết hay với người bán hàng, người tiêu dùng có kinh nghiệm sẽ nhận ra được điểm khác biệt.
Công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái vẫn luôn được đẩy mạnh thế nhưng đó là cả một quá trình lâu dài cần có sự phối hợp giữa cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái người tiêu dùng cũng tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản giúp bảo vệ túi tiền và sức khỏe của chính mình.